VNVN

Chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội

sihed 
7 July, 2023

Theo chuyên gia Trần Đức Cảnh, việc đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian 30 năm tới cần phải tiếp tục liên kết chặt chẽ với nhu cầu thị trường lao động và phát triển kinh tế – xã hội. Trong góc nhìn của ông, dự kiến dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 110.000.000 người vào năm 2050, tăng 13% so với năm 2020 và trung bình tăng khoảng 43% mỗi năm. Tuy dân số tăng chậm, tình hình này dẫn đến tình trạng già hóa dân số, có ảnh hưởng to lớn đến năng suất lao động của cả nền kinh tế, cấu trúc xã hội và cuộc sống cá nhân.

Chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh trình bày báo cáo về mô hình phát triển nguồn nhân lực trong Hội thảo khoa học quốc gia tại Đại học Cần Thơ ngày 17/5/2023

Mô hình phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2021 – 2050 theo ông cần liên kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội. Ông đã phân tích một số điểm quan trọng để giải thích lý do cần thiết của mô hình này:

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các giai đoạn tới. Nguồn: Chuyên gia Trần Đức Cảnh
  • Tỉ lệ lao động phổ thông không qua đào tạo năm 2020 đạt mức cao, chiếm khoảng 47%, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thông và miền núi. Dự kiến tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 20% vào năm 2050.
  • Do tình phức tạp của công việc hàng ngày cùng với sự dễ dàng tiếp cận các chương trình đào tạo từ bên ngoài, số lao động được đào tạo trước khi bắt đầu công việc sẽ tăng, dẫn đến việc giảm nhu cầu về lao động đào tạo tại chỗ từ 27% xuống còn 19%.
  • Hệ đào tạo nghề đa dạng về thời gian từ 3 tháng đến 2 năm, và hệ sơ cấp, trung cấp dự kiến duy trì ở mức 10% trong giai đoạn 30 năm tới, nhưng có một lượng lớn học sinh không tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Kế hoạch cho phân luồng sau trung học cơ sở gồm 30% học sinh theo học hệ trung học kỹ thuật/nghề trong 30 năm tới, tăng từ 0,2% lên 2,5%. Học sinh tốt nghiệp trung học nghề/kỹ thuật có thể đi làm ngay hoặc tiếp tục học lên cao đẳng hoặc đại học nếu muốn.
  • Nhu cầu guồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật viên và cấp quản đốc tăng mạnh, tỷ lệ dân số có trình độ cao đẳng dự kiến sẽ tăng từ 3,5% lên 9%.
  • Số người có bằng đại học 4 năm dự kiến tăng từ 11,5% lên 26,1%, đáp ứng nhu cầu về chuyên môn, kỹ thuật và quản lý
  • Số lượng người có bằng thạc sĩ dự kiến tăng đáng kể, từ 0,6% lên 6%, để đáp ứng nhu cầu về quản lý và chuyên môn cao.
  • Số người được đào tạo chuyên môn cao như bác sĩ, luật sư, nha sĩ, dược sĩ… dự kiến tăng từ 0,4% lên 1,10% của tổng số nhân lực, để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • Số người có bẳng tiến sĩ dự kiến tăng từ 0,05% lên 0,3%, trong đó ước tính 80% sẽ tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức công ty.
Dự báo số trường đại học trong các giai đoạn trong thời gian tới. Nguồn: Chuyên gia Trần Đức Cảnh

Trong bối cảnh tăng số lượng sinh viên đại học và sau đại học, ông cũng đề xuất rằng cần tăng số lượng trường đại học ngoài công lập, bao gồm cả trường tư, trường tư không vì lợi nhuận và trường quốc tế, nhằm đảm bảo sự đa dạng và cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học.

Ngoài ra, ông cũng đề xuất phân loại trường cao đẳng thành hai hệ: Hệ liên thông trực tiếp lên đại học và hệ chuyên môn. Thêm vào đó, các trường cao đẳng cũng nên có khả năng đào tạo các khóa học ngắn hạn, phù hợp với nhiều loại học viên và hình thức học suốt đời, tương tự mô hình đại học 2 năm hoặc đại học cộng đồng ở Mỹ. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh về việc đầu tư vào công nghệ giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và phương thức tiếp cận giáo dục.

Ngọc Bích

Nguồn: Báo cáo của chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh – “Đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội,” Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ.” pp 222-230.